Người ta tổ chức đi thăm, viếng mộ, nhổ cỏ, làm sạch mộ, hoặc đắp lại cho đầy đặn. Mong người âm về phù hộ để công việc làm ăn được suôn sẻ cho đến cuối năm. Cuối năm thì lại tổ chức đi lễ tạ, gọi là lễ TẠ MỘ.
Trước đây người ta sống quần tụ trong một làng, mộ của tất cả mọi người cùng nằm ở một nghĩa trang. Vì vậy cả gia đình, họ hàng, cùng ra khu nghĩa địa vào ngày đó. Thắp hương 1 điểm lễ quan thần linh và các vong linh trên cùng 1 mâm lễ. Bao gồm; hoa 5 mầu, quả bẩy loại, tiền vàng, xôi, gà, thịt luộc… Lễ xong, thường tổ chức đánh chén ngay tại nghĩa địa, gọi là cùng hưởng lộc với các cụ tổ tiên, các vong linh, hương hồn của dòng họ.
Chiến tranh liên miên, mọi người li tán khắp nơi vì vậy mộ cũng khắp nơi. Mỗi nơi, mỗi ngôi mộ, lại lập mâm cúng lễ riêng, cho quan thần linh và cho vong linh đó, rất mất thời gian và tốn kém. Chưa kể vô vàn ma đói, ma khát chết do thiên tai địch họa… không mồ mả, không người thờ cúng, có thể xông vào cướp hết đồ lễ, nên các cụ nhà ta có thể không nhận được.
Để thuận tiện ngày nay đi viếng mộ. Đến nơi người ta tổ chức làm sạch, quét dọn, nhổ cỏ phát quang, đắp lại mộ cho đầy đặn nếu bị lún sụt…
Khu có nhiều mộ người thân hay một ngôi làm lễ như nhau:
Chuẩn bị 1 mâm lễ bao gồm, hoa 5 mầu, quả bẩy loại, bánh, kẹo, trầu, cau, thuốc lá, xôi, gà hoặc bánh trưng, khoanh giò, đĩa gạo muối… thắp hương ở ban quan thần linh (Nếu không có ban thần linh riêng, thì sắp lễ, thắp ngay bên cạnh ngôi mộ mà mình đến viếng), và thắp hương ngôi mộ đó hoặc các ngôi, vong nhà mình trong khu đó. Làm lễ và khấn xin quan thần linh phù hộ, độ trì cho các vong linh hương hồn dòng họ nhà mình được an lành nơi chín suối. Mời các ngài, và xin các ngài cho phép các vong linh được về nhà mình, dự lễ con cháu dâng cúng…
Sau khi đi khắp, tất cả các mộ, có thể nằm ở nhiều khu khác nhau, thậm trí, nhiều tỉnh khác nhau. Chúng ta đều hẹn ,các vong về nhà ta, vào một ngày nào đó thuận tiện nhất, anh, chị, em, con, cháu có thể tập chung đông, đầy đủ nhất có thể.
Đến ngày đó, cùng nhau làm mâm cơm cúng đầy đủ nhất có thể. Lúc này dâng tiền, vàng mã, cho các cụ mà không sợ, bị các vong khác cướp mất.
TIỀN VÀNG tùy tiền, biện lễ, nhiều ít tùy tâm dâng cho tất cả các vong linh hương hồn nhà mình nên nhiều hơn bình thường thì tốt hơn.
10 lễ “Quan thần linh”, là để biếu quan thần linh nhà mình và các quan thần linh, các khu mộ, mà mình vời về, 300 lễ “Tiền vàng” là để biếu các vong linh hương hồn nhà mình.
Ngoài ra một số người cho rằng; các cụ nhà mình, cũng nợ Tào Quan, nên hóa tiền Tào Quan để cho các cụ có cái trả nợ, Hết nợ, các cụ mới đi các cung, các cửa, kêu cầu, cho con, cháu được.
Tiền “Thần tài”, là để các cụ bên đấy, mang biếu các thần tài, giúp con cháu mà có tài lộc.
Đời xưa đã có câu “âm phù, dương trợ” nghĩa là âm phù hộ là chính, và được phù hộ mới được. Dương chỉ trợ giúp phần nào mà thôi. Vì vậy theo người xưa, quan tâm đến tổ tiên 1, sẽ được tổ tiên phù hộ cho gấp trăm, ngàn lần.
.
BÀI KHẤN (gợi ý giúp các bạn)
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Con xin cung thỉnh đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức vua cha Bát Hải, Đức vua cha Thủy Tề, Hội đồng đức vua cha. Quan nam tào bắc đẩu, tứ đại thiên vương, thiên long hộ pháp.
Con xin cung thỉnh Ngũ vị Hoàng tử, ngũ vị Tiên Ông.
Con xin cung thỉnh Đức Hoàng Thiên Quốc mẫu, Mộc Công thiên mẫu, Mẫu Bát Hải, Mẫu Thủy tề. Thánh mẫu Cửu trùng thiên.
Con xin cung thỉnh Đức phật a di đà dược sư lưu ly quang như lai Phật – con xin cung thỉnh đức Phật thích ca mâu ni, giáo chủ cõi cực lạc sa bà như lai – con xin cung thỉnh Đức Phật mẫu Chuẩn Đề quan thế Âm bồ tát. Con xin cung thỉnh Đức phật Hoàng Trần Nhân Tông, cùng muôn ngàn chư vị Phật, chư vị Bồ tát, các chư vị La hán, các đức Hộ pháp.
Con xin cung thỉnh các Vua, các Mẫu, các chầu các quan, Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam, tam tòa đức Thánh mẫu.
Con xin cung thỉnh Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ vạn linh, long thiên thánh chúng vị tiền.
Con xin cung thỉnh các vị tiên thiên, tiên thánh, tiên thần, Đức thánh Tản Viên Sơn Thần, Đức thánh hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các thánh cô, thánh cậu, hồn thiêng sông núi.
Con xin cung thỉnh các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân Táo công muôn vàn chư vị thần linh đang cai quản tại nơi này.
Hôm nay ngày… tháng … năm …. Chúng con: họ tên chồng, vợ rồi đến các con…. ở số: (địa chỉ nhà mình)
Đến đây có nén hương, lễ mọn lòng thành. Kính dâng lên Trời, phật, các cung các cõi linh thiêng.
Xin các ngài gia hộ độ trì cho các vong linh, các hương hồn, dòng họ… chúng con đang cư ngụ tại nơi này. Được yên lành nơi chín suối, Sớm được siêu thoát để ngay trở lại làm kiếp người. Được linh thiêng, để gia hộ độ trì cho con cháu trong dòng họ…
Xin được kính thỉnh các ngài và xin các ngài cho phép các vong linh, hương hồn dòng họ nhà chúng con đang cư trú tại nơi này, được về số nhà…. Địa chỉ… vào ngày… tháng năm để dự lễ con cháu dâng cúng nhân dịp ngày xuân.
Kính thỉnh vong linh hương hồn … (Họ tên người trong mộ hoặc đơn giản là các vong linh hương hồn dòng họ… nếu nhiều người trong một khu nghĩa trang) ngày … tháng … năm… này về nhà chúng con, tại số nhà … địa chỉ… Dự lễ, do vợ chồng…. chúng con dâng cúng.
Lễ mọn lòng thành xin các ngài, các cung các cõi linh thiêng chấp lễ, chấp lời cầu xin thỉnh nguyện của chúng con.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
.
Lưu ý: Thắp hương quan thần linh hoặc mâm lễ trước (nếu nơi đó không có ban thân linh) rồi đi thắp hương các ngôi mộ. đọc họ, tên, từng người nằm dưới mộ. mời thỉnh họ về nhà mình vào ngày nào đó mà mình định trước.
Các mộ thắp hương và cắm hoa là được. tất nhiên nếu có cả tiền vàng, hoa quả thì cũng tốt.
Đợi khi gần hết hương thì hóa tiền vàng. Hết hương mới hóa các cụ không nhận được.
Giờ Ngọ từ 11h – 13 giờ. Cúng lễ, tốn tiền, tốn công, mà các cụ không nhận được gì có khi lại bị oán thán chê trách.
.
Đây là một vài gợi ý để các bạn có thể làm lễ hoặc sáng tác bài khấn cho riêng mình.
In, hoặc chép, bài khấn, khấn xong hóa cùng tiền vàng, coi như đây là tờ sớ.
Đây là phần đầu … Bác cắt đi cho đỡ dài. bạn nào muốn tìm hiểu kỹ hơn, có thể đọc thêm phần đầu dưới đây;
.
Theo nghĩa chữ Hán “Tết Hàn thực” là tết ăn đồ lạnh”. có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chuyện kể rằng; Vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải lưu vong nay trú nước Tề, mai nước Sở. Có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi của mình nấu lên cho chủ tướng. Ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.
Giới Tử Thôi theo Tấn Văn Công mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi theo mình khi xưa, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi.
Giới Tử Thôi cho rằng; Bát canh thịt đùi của mình năm xưa. Cứu được người qua cơn đói chết rất cảm động. Nhưng chuyện qua lâu rồi. Công trạng khó sếp vào bực nào. Hơn nữa xưa nay, những người có nhiều công lao đền ơn bao nhiêu cũng không đủ, nên thường tìm cách trừ khử.
Vì thế, ông đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng Tử Thôi nhất quyết không quay về. Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng nói là để thúc ép Tử Thôi ra khỏi rừng. Nhưng lại cho đốt cả bốn phía nên hai mẹ con Tử Thôi cùng chết cháy, vì có muốn cũng không ra được.
Giả nhân giả nghĩa vua cho lập miếu thờ (vì chi phí thấp hơn vạn lần) và quy định, ngày 3 tháng 3 hàng năm là ngày tưởng nhớ 2 mẹ con Tử Thôi. Cấm dùng lửa nấu ăn, nên việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước. Sự thâm sâu của vua; cảnh báo ngầm, kẻ nào không nghe lệnh ta thì ngày giỗ, muốn cũng không được cúng, các loại đồ ăn mà mình ưa thích.
Nhưng người dân cảm phục Tử Thôi nên họ tổ chức thi làm các món ăn lạnh để dâng cúng ông, mong khi gặp hoạn nạn, cũng gặp được người hi sinh bản thân để cứu giúp mình.
Lâu dần thành tục lệ “Ngày tưởng nhớ những người đã khuất”.