THAM – SÂN – SI

Hoa đào từng cánh rơi như tưới.
Vẽ xuống sân rêu, những giọt buồn,
Như những tâm tình tan vỡ ấy.
Nhện già răng mắc, sợi tơ vương.

(Nguyễn Bính).
Đi khắp thế gian, nghe được bao nhiêu chuyện vui, buồn, học được bao điều hay, dở. Nhưng mỗi độ xuân sang, em lại nhớ về quê cũ. Nó không còn êm đềm, như những năm xưa, con người không còn chất phác, thật như những ngày cũ. Nhưng em vẫn yêu, vẫn nhớ nó, lắm lắm. Bởi nó có nhuốm mùi đô thị, ô nhiễm sự xa hoa của thị thành. Thì vẫn còn đó, cây đa, bến nước hoang, con đường chưa lát gạch. Da giết tuổi thơ, với những hàng tre, như lũy, như thành, trong chận chiến cờ lau. Cái ao làng nhỏ, như đại dương mênh mông, cho chiến hạm bè chuối, ra khơi bằng gạch, đá ném phía sau, cho vượt sóng về phía trước. Trong tiếng la hét inh ỏi, của lũ trẻ con, cứ tưởng như mình là thủy sư đô đốc cả.
Mới có mùng mấy tết, mà lão bác Hùng Y đã mở hàng. Em chẳng ưa gì lão mấy, nhưng về làng, mà không ngồi quán của lão, một lúc thì sao biết được ai còn, ai mất. Ai đã thành thằng khốn nạn, ai đã là người tử tế. Trong làng có chuyện gì mới, chuyện gì đã cũ, mà mình chưa biết, ắt phải qua đây.
Bố em vẫn dạy: Nếu con kiên nhẫn lắng nghe, 10 điều con đã biết, thì con có thể học điều thứ 11, mà con chưa được biết. Nên mặc cho lão chém gió vong mạng, nhất làng, nhì huyện, em vẫn rất chịu khó lắng nghe, các câu chuyện, phần phật trong gió tay áo, của lão. Nhìn thấy em từ xa, lão vội lấy cái quạt, phẩy phẩy bụi trên mấy chiếc ghế tre trước mặt, như chuẩn bị đón khách thượng hạng. Lão cười tươi, vui vẻ như em là người mang lộc tài đầu năm mới.

Nhưng không phải, Lão nói:  Vắng quá chú ạ, dân làng đi chơi tết, chẳng có mụn khách nào, nói chuyện cho đỡ buồn.
Loanh quanh một hồi, lão hỏi tôi biết chuyện làng mình có chùa chưa ? Mà chùa lại có cả sư hẳn hoi nữa nhé !
Tôi hỏi sư là ai, ở đâu về ? Lão hào hứng hẳn lên:
Cu Sự chứ ai. Này nhé Cu Sự là cháu nội, của ông anh cả nhà tôi. Nghiên cứu tiến sỹ ở nước ngoài về, bỗng dưng bỏ nhà đi đâu không biết. Cả làng cứ đoán già đoán non; Hay là nó lại đi nước ngoài, làm cái bằng giáo sư. Mãi năm vừa rồi về, mới biết, nó đi tu mãi trong nam. Cả nhà bác cả buồn lắm, nhưng sự đã rồi, nên đành chịu, mất con, mất cháu. Thôi thì cháu nó về làng, gần nhà, có nhiều điều kiện gặp nhau, nên cũng đỡ nhớ.
Tôi hốt hoảng: Ấy chết ! Người ta đi tu rồi, thì phải gọi là “Thầy” chứ ai lại “Cu” với “Hĩm” có mà quả báo, chết sặc tiết.
Lão thản nhiên: Chú thấy cả làng này, có ai chết đâu.
Chả là thế này, lão thong thả: Lúc đầu cháu nó về, cả nhà cũng hỏi: thế bây giờ chúng tôi là con, em của anh hết à (Đệ, tử là em, là con). Cu sự nó dẫy nẩy lên: Cháu theo Phật, là để hiểu nhân quả, đạo lý làm người hiếu đễ với cha, mẹ, biết ơn nguồn gốc, tổ tiên …. Đâu phải đi tu, là để về dậy bảo, giáo dục, đè đầu cưỡi cổ, dăn dậy, mọi người.
Hơn nữa, cháu đi tu, được học “kiết hạ” có mấy năm, mỗi năm có 3 tháng hè, làm gì có trí tuệ, hiểu biết mà làm thầy thiên hạ, làm thầy, cha, mẹ, ông, bà, các bậc bề trên của mình. Đạo mà dậy bảo như thế, thì có mà gọi là đạo lộn tu, sao gọi là đạo giác ngộ được.
Ngài Mục Kiền Liên, đang đi buôn bán làm ăn, rất phát đạt. Vậy mà thấy mẹ, súc phạm các nhà sư, cho sư ăn bánh bao nhân thịt chó. Ông vội về, từ bỏ tất cả sự nghiệp kinh doanh giầu có, để về với mẹ. Chông nom mẹ, vì sợ mẹ làm điều sằng bậy, với các vị tu hành, mà bị quả báo.  Mẹ ốm vào ngày không mua được thịt, ông cắt thịt bắp tay, nấu canh cho mẹ ăn. … Vì lòng hiếu đễ với mẹ, mà ông thành Bồ tát Phật, lưu truyền đến hàng ngàn năm sau.
Chùa TỪ HIẾU – HUẾ
Sau khi từ chức “Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự” Hoà thượng Nhất Ðịnh, bỏ về một khu rừng hoang, để chuyên tâm chăm sóc mẹ, già, yếu, bệnh tật. Chuyện đến tai Vua Tự Đức, cảm động, Ngài ban cho “Sắc tứ Từ Hiếu Tự” Ông nói:
– Từ: là đức lớn của Phật, nếu không “Từ” thì lấy gì tiếp độ tứ sanh, cứu giúp vạn loại
– Hiếu: Là đầu hạnh của Phật, nếu không hiếu, thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời.
Rồi ông kêu gọi các Phật Tử cùng góp công xây nên ngôi CHÙA TỪ HIẾU để Hòa Thượng, tiện việc tu hành. Đây cũng là nơi khởi nguồn của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh, thiền sư nối tiếng nhất thế giới hiện nay.
Sau khi giảng giải cho chúng tôi qua loa, rồi cu Sự nói; Có làm đến ông trời đi chăng nữa, thì cũng vẫn là con, cháu trong dòng họ, người thân của dân làng. Không biết cháu nó nói vậy, có đúng không nhưng cả làng này, ai cũng yêu quý cháu nó.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *