KHÔNG KHÔ NẺ KHÔNG MẨN NGỨA

Vừa quê lên, chẳng có chi làm quà, thôi thì đem chuyện buôn không khí, chém gió thành bão của Lão Nhà Quê lên đây góp vui. Biết đâu cũng là để lũ xa nhà, bớt nhớ quê hương.

Cái Lão Nhà Quê bán nước trà chén, dưới gốc đa đầu làng em, ngân nga:

Ngày xưa có câu ca:

Cứ mỗi độ thu sang,

Em lại mang đèn lồng ra chợ bán.

Đèn lồng cô bán có người mua,

Má hồng cô để, nắng mưa phai màu.

Ngày nay quê em có câu:

Cứ mỗi độ thu sang,

Làng quê em lại gãi,

Tróc vẩy, trầy da bởi hanh khô.

Ai mà chữa được em xin hứa.

Gái làng em sẽ đến chữa đầy.

Em đế theo mấy vần thơ con cóc

Ai về thăm mẹ quê ta,

Ghé thăm ông lão, bán trà đầu thôn.

Má hồng, da nhẵn, mặt trơn

Tay chân mềm mại như là giai tơ.

Vừa thấy em bước chân vào quán, lão vồ lấy như bắt được vàng, nói không kịp nghỉ:

– Chú thấy không? Mọi người kéo hết lên huyện, lên tỉnh. Nào viện da liễu, nào viện cổ truyền, nào lương y cha truyền cháu nối… Tiền mất, tật nứt nẻ, mẩn ngứa, gãi đến bật vẩy, vãi máu vẫn y nguyên. Nhà có điều kiện đi hẳn spa chăm sóc da Âu – Mỹ về được vài ngày là lại vẫn gãi mãi không thôi.

Em nâng chén trà nóng hổi, vương vất hương xuân trong từng ngụm nhỏ. Lặng ngắm trời chiều, đang xuôi dần về bóng tối. Đàn trâu chầm chậm, thung thăng dải từng bước chân, nối đuôi nhau. Da chúng căng, nhẵn bóng, không tỳ vết.

Ô hay, cái Lão Nhà Quê và đàn trâu, sao da đẹp thế. Chợt tỉnh ngộ, em ngước lên nhìn lão. Vẫn như mọi khi, lão cứ nói thao thao, bất tuyệt, chẳng cần biết người ta có nghe hay không. Câu chuyện của lão, dù lúc to, lúc nhỏ, lúc lên bổng, xuống trầm. Với đôi bàn tay, lúc vung lên chặt xuống hay phất ngang phần phật, để minh họa, để khẳng định, để cho mặn nồng chốt chặt, câu chuyện của mình. Lão vẫn thế, không thoát khỏi cái chất quê mùa, thất học, ăn to nói lớn, như sợ ai tranh mất phần nói, ai cướp lời chặn lại, câu chuyện đang cao trào hứng khởi. Người ta thường nói: “Kẻ nào càng thất học, càng dốt nát bao nhiêu, càng gào to, càng khẳng định câu chuyện của mình là chí lý, hiểu biết của mình là đúng nhất, là chuẩn mực bấy nhiêu”.Có đến nửa tiếng đồng hồ, lão thuyết trình về MUỐI.

Cái hạt muối rẻ tiền, tầm thường hơn cả chính con người lão lại là dược phẩm cao quý nhất thế gian này. MUỐI ấy có thể biến những tấm thân nứt nẻ, khô sần, mẩn ngứa, thành làn da ngọc ngà, láng mịn.

Em ở phố lâu rồi, quen với cái văn minh hiện đại lâu rồi. Tự dưng đếch còn tin vào cái văn hóa ngàn xưa cũ nữa. Đếch còn tin vào cái Lão Nhà Quê lúc nào cũng ngày xưa thế này, thế kia. Đếch tin nhà quê đã sinh ra em, bao bọc em, chữa bệnh sài đẹn của em bằng lá lẩu trong vườn, nuôi dậy em khôn lớn. Không phải chỉ mình em mà cả vài anh lên tỉnh làm to, cũng đếch thích về quê đếch tin quê nữa.

Dưng mà em nhìn da lão nhẵn bóng như lũ trâu làng, nên em xin được tóm lược chuyện của lão. Biết đâu, có ai trong lũ quê nghèo, ra phố, làm thuê, làm mướn, nứt nẻ, mẩn ngứa mùa hanh khô này, có thể thử, vì cũng chẳng mất gì:

Mùa lạnh nên mọi người phải tắm bằng nước nóng, càng nóng càng nẻ tợn.

Điều hòa nóng, quạt sưởi, da lại càng khô, càng mẩn ngứa.

Hàng ngày pha nước muối tỷ lệ 2% nghĩa là 10 lít 2 lạng muối, 20 lít 4 lạng muối, tắm bằng gáo như ngày xưa. Nêm nước muối hơi mặn như nước canh là được, mặn quá cũng không ảnh hưởng gì, nhạt quá tác dụng sẽ kém đi nhiều.

Người lớn dùng chính nước muối này dội ướt, xoa sát kỹ xà phòng, sữa tắm và cũng dùng nước này rửa trôi sạch sữa tắm. Không dùng nước khác, nước thường tráng lại làm mất đi lớp muối. Cứ để vậy lau khô người là được.

Muốn da mềm mượt, xoa bôi thật kỹ dầu dừa, hoặc kem dưỡng da, ngay khi da còn ẩm chưa kịp khô.

KHÔNG NỨT NẺ KHÔNG MẨN NGỨA

Chàm sữa, viêm da cơ địa, mẩn ngứa, dị ứng, nứt nẻ, nấm mốc, vảy nến, da sần sùi,…

Với trẻ em, trẻ nhỏ, kể cả trẻ sơ sinh đều áp dụng tắm, gội đầu được.

Nên để trẻ vừa tắm, vừa ngâm trong chậu khoảng 10 – 15 phút, dùng khăn chà xát, mát sa khắp người, cho muối ngẫm kỹ, sâu vào trong da thì tốt hơn.

Chú ý 1: Trẻ bé tắm buổi sáng, trẻ nhỡ tắm trước 3h chiều, trẻ lớn hơn, không tắm sau 18h rất dễ bị cảm cúm, sổ mũi, ho đờm

Chú ý 2: Ngâm một lúc sau, nước nguội, pha thêm nước nóng, ngâm lâu nước lạnh bé có thể bị ốm.

Chú ý 3:

– Tắm xong khi da còn ẩm, phải bôi kem hoặc dầu dừa ngay, hiệu quả cao hơn gấp 4 lần, để khô mới bôi xoa.

– Trước khi đi ngủ lau rửa lại cả người, đầu, mặt, chân tay bằng nước muối nóng ấm, rồi bôi xoa kem, hoặc dầu dừa luôn thêm lần nữa. Làm đúng, nứt nẻ đến mấy, mai lại mềm như da em bé.

Duy trì thường xuyên hàng ngày để có làn da đẹp mịn màng.

– Mùa này càng tắm muộn bé càng bị yếu, dễ cảm cúm. Vậy tắm cho bé càng sớm càng tốt, đón bé về phải tắm ngay làm các việc khác sau.

Chân bị nứt nẻ, gót chai sần khô cứng: Lấy 1 chậu nước nóng già 5 lít +-100g muối + 5g Baking Soda (1 thìa ăn cơm đầy) ngâm chân khoảng 10 phút cho da chai chân thật mềm bở, lấy đá kỹ kỳ cho hết chai, bôi kỹ, đẫm dầu dừa, ngay khi chân còn đang ướt, rồi đi tất dày vào. Mỗi ngày có thể ngâm rửa chân 2 – 3 lần, bôi đẫm dầu dừa sau khi ngâm rửa, và không được đi chân không tất. Chỉ 7 đến 10 ngày, bạn sẽ có gót sen hồng, mềm mại. Duy trì thường xuyên việc ngâm chân, bôi dầu dừa để có đôi chân, sang chảnh quý tộc.

Bỗng dưng có ai thèm nhấm nháp chén trà xuân, giữa thoang thoảng hương quê, một chiều đông gió lạnh như hôm nay.

Có ai tin MUỐI BIỂN bình thường, dung dị kia, có thể biến làn da sần, mẩn ngứa, nứt nẻ, mốc khô, đẹp mịn màng như những tấm thân ngọc ngà, quý tộc

Em đếch cho chúng nó biết hàng ngày cả gia đình em tắm muối.

Em chém thật lực da đẹp, là nhờ bôi trộm kem Pháp, kem Nhật của mụ chủ nhà em làm thuê.

Tham khảo thêm bài LÃO DẦU DỪA và bài CHĂM SÓC DA TẮM TRẮNG NẮNG HÈ

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *