Lắm lúc về quê ngồi với Lão bán nước đầu làng, em mới thấy lòng mình thư thái lạ. Vì Lão ấy lúc nào cũng vội vàng, sợ làm không hết việc, sợ không giúp được ai, không trả lời được những điều khách muốn nghe, không chu đáo, thiếu lễ độ, sợ bị coi thường. Lão đối xử với mọi người như nhau, không kể thân sơ, cụ lý trưởng thôn, kẻ cùng đinh trong làng, đại gia phố huyện đi xe hơi, hay mấy mụ làng nhàng nhặt rác. Gọi mỗi chén nước trà, mà hỏi đủ thứ chuyện, hay mua cả bao thuốc lá, ẵm cả lọ kẹo lạc, lân la cả ngày, hay hỏi vài câu rồi đi, cũng thế. Lão biết vô khối chuyện, nên nhiều người rất muốn nghe, muốn hỏi.
Vốn là kẻ lê la, thích buôn chuyện, hay hóng hớt, vậy mà ngồi với Lão nhà quê, nhiều lúc em như thằng móc cống, lâu không thấy ánh mặt trời.
– Biết bao cặp vợ chồng hiếm muộn nhiều năm, lẳng lặng làm theo bài “Gửi các mẹ mong con” thành công. Có đứa đã sinh con thứ 2. Trong hàng ngàn cặp vợ chồng ấy, người cảm ơn rất nhiều, nhưng người ngại cảm ơn, nhiều hơn gấp mấy chục lần.
– Hết bệnh nan y, đã từng vô vọng. Kể lể với mọi người, như chính mình phát minh ra bài thuốc, nửa lời cũng không nhắc đến ai đã cho cách chữa, cho lời khuyên.
– Ung thư giai đoạn cuối, thề thốt, hứa hẹn cầu xin; trời đất, tổ tiên ban cho thầy hay thuốc giỏi. Nếu được, “Thầy sống quà tết hàng năm, thầy chết giỗ thầy như giỗ cha đến lúc chết”… Khi được hồi sinh quên đi tất cả, lại nói lời cay nghiệt; Cỏ cây hoa lá đầy vườn, hái đâu chả được, thuốc tiên, thần dược chó gì đâu.
– Khó khăn, hoạn nạn, vợ chồng ly tán, lẳng lặng làm theo bài “Cách bốc bát hương thờ cúng” chăm chỉ hương khói tổ tiên mà thoát nạn, làm ăn tấn tới, vợ chồng sum họp. Đi đâu cũng phán như thánh sống: Phải theo tôi, bốc lại bát hương, thờ cúng tử tế thì mới giầu được …Quên cảm ơn thằng thầy.
– Hàng mua về chẳng bán được, nợ nần chồng chất. Chồng lô đề, cờ bạc, mỗi lần rượu say, lại về đánh vợ chửi con. Lẳng lặng ngày 9 lần ngửa mặt lên trời thành khẩn đọc “9 lời ước nguyện”, như lời Phật dậy “Muốn được thì cầu cho người khác”. Chồng ngoan, hàng hết tồn kho, thoát khỏi nợ nần, quên luôn đã từng tự hứa: Con sẽ tạ ơn người cho con lời khuyên. Quên luôn là muốn hạnh phúc, tài, lộc vững bền, thì phải khấn tiếp hàng ngày.
.
Em bảo: Lão giúp làm gì cho nhọc lòng, thời gian để mà nghỉ ngơi, đi đây, đi đó, hưởng thụ vinh hoa phú quý. Đứa nào đưa tiền trước thì giúp, đứa nào vô ơn thì thôi. Ai đời có đứa mặt dầy đến 3 4 lần, mà vẫn nhiệt tình, như đang chăn con gà quý.
Lão nhà quê lại nhìn bằng nửa con mắt:
– Người ta cảm ơn là đã trả hết ơn nghĩa, hết nợ nần, lấy được phúc đức của mình, lại được trời, đất, tổ tiên ban cho tài lộc. Những người này thường được hưởng bình an, hạnh phúc, con cháu có hậu về sau, và luôn tai qua nạn khỏi.
– Người vô ơn, là người để lại cho phúc, lộc, đức, tài, của chính gia đình, dòng họ, nhà họ cho mình.
Sự vô ơn của họ, là gánh nặng nặng nần của họ ở kiếp này, có khi kéo dài đến tận kiếp sau.
Người vui vẻ đón nhận sự vô ơn ấy khi phúc đến thường được Trời đất đền bù cho gấp 5, gấp 10 lần, những điều thua thiệt.
Nhưng nếu chú hậm hực, trì triết, kể công, thù ghét kẻ vô ơn, thì mọi điều tuột hết, chú chẳng còn lại được gì.
Người tầm thường ngại nói lời cảm ơn, nhưng luôn kể lể công lao nhỏ nhặt.
Người đẳng cấp luôn sòng phẳng, cảm ơn cả những lời cảm ơn, của người mang ơn, nhưng lại chẳng nhớ mình đã cho, biếu, giúp ai việc gì.
Vì vậy lời khuyên của anh:
– Chú hãy lấy làm hạnh phúc, tự hào, may mắn khi cho đi, mà không nhận lại được gì, giúp người khác mà họ không biết ơn. Con, cháu và chính vợ chồng chú, sẽ được hưởng gấp mấy mươi lần, phúc, đức của họ, Trời ban tài lộc hậu vận về sau càng dầy.
Vì vậy: Khi người ta “Vô ơn mới là đỉnh cao của sự biết ơn”
Vâng cảm ơn “Cao dứa tre” đã giúp em, chữa được cho bao người mắc bệnh nan y.
Em xin hết chuyện!
Kính chào các bác!